Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện trở

Ứng dụng của điện trở

Hình ảnh
Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được, trong mạch điện, điện trở có những tác dụng sau: Hạn dòng cho bóng đèn Như hình trên ta có thể tính được trị số và công xuất của điện trở cho phù hợp như sau: Bóng đèn có điện áp 9V và công xuất 2W vậy dòng tiêu thụ là I = P / U = (2 / 9) = 222 mili Ampe - đó cũng chính là dòng điện đi qua điện trở. - Vì nguồn là 12V, bóng đèn 9V nên cần sụt áp trên R là 3V vậy ta suy ra điện trở cần tìm là: R = U/I = 3/(2/9) = 27/2 = 13,5 Ω - Công xuất tiêu thụ trên điện trở là : P = U.I = 3.(2/9) = 6/9 W vì vậy ta phải dùng điện trở có công xuất P > 6/9 W. Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện áp cho trước Cầu phân áp dùng để điều chỉnh U1 theo ý Từ nguồn 12V ở trên thông qua cầu phân áp R1 và R2 ta lấy ra điện áp U1, điện áp U1 phụ thuộc vào giá trị hai điện trở R1 và R2 theo công thức: U1 = U.R1/(R1 + R2) Thay đổi giá

Biến áp, Triết áp, Phân loại điện trở

Hình ảnh
1. Phân loại điện trở Điện trở gồm có 3 loại : - Điện trở thường : Điện trở thường là các điện trở có công xuất nhỏ từ 0,125W đến 0,5W - Điện trở công suất : Là các điện trở có công xuất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W, 10W. - Điện trở sứ, điện trở nhiệt : Là cách gọi khác của các điện trở công suất , điện trở này có vỏ bọc sứ, khi hoạt động chúng toả nhiệt. Các điện trở 2W - 1W - 0.5W - 0.25W Điện trở sứ hay nhiệt 2. Công suất của điện trở Khi mắc điện trở vào một đoạn mạch, bản thân điện trở tiêu thụ một công xuất P tính được theo công thức : P = U . I = U2 / R = I2.R Theo công thức trên ta thấy, công xuất tiêu thụ của điện trở phụ thuộc vào dòng điện đi qua điện trở hoặc phụ thuộc vào điện áp trên hai đầu điện trở. Công xuất tiêu thụ của điện trở là hoàn toàn tính được trước khi lắp điện trở vào mạch. Nếu đem một điện trở có công xuất danh định nhỏ hơn công xuất nó sẽ tiêu thụ thì điện trở sẽ bị cháy. Thông thường người ta lắp điện trở vào mạch có công xuất danh

Các cách mắc điện trở

Hình ảnh
Có 3 cách mắc điện trở : - Mắc nối tiếp - Mắc song song - Mắc hỗn hợp trong đó, mắc nối tiếp và mắc song song là 2 cách mắc phổ biến, thường được dùng nhiều nhất. 1. Mắc nối tiếp Điện trở tương đương : R = R1 + R2. Nếu mắc nhiều điện trở nổi tiếp thì: R = R1 + R2 + ... + Rn. Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: I=I¹=I² Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn:U=U¹+U² 2. Mắc song song Cách mắc điện trở song song. Công thức tính điện trở tương đương :  Cường độ dòng điện :  chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ:  I=I¹+ I² Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu diện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ:  U=U¹=U². 3. Mắc hỗn hợp Cách mắc điện trở hỗn hợp Điện trở tương đương của hệ này là: R = R1 + (R2 x R3) / (R2 + R3).

Điện trở là gì ?

Hình ảnh
1. Điện trở được sử dụng rất nhiều trong ngành điện tử vậy nó là gì? Điện trở là một đại lượng vật lí biểu thị đặc tính cản trở dòng điện của một vật có khả năng cho dòng điện chạy qua. Vật nào dẫn điện càng tốt thì điện trở của nó càng nhỏ và ngược lại. Trong kĩ thuật, điện trở còn được gọi là linh kiện thụ động. Điện trở của dây dẫn :  Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây. được tính theo công thức sau : R = ρ.L / S  Trong đó : - ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu. - L là chiều dài dây dẫn. - S là tiết diện dây dẫn. - R là điện trở đơn vị là Ohm. 2. Điện trở trong thiết bị điện tử a. Hình dáng và ký hiệu : Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan trọng, chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau. Hình dạng của điện trở trong thiết bị điện tử.  Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý. b. Đơn vị của điện trở Đơn