Điện trở là gì ?

1. Điện trở được sử dụng rất nhiều trong ngành điện tử vậy nó là gì?
Điện trở là một đại lượng vật lí biểu thị đặc tính cản trở dòng điện của một vật có khả năng cho dòng điện chạy qua. Vật nào dẫn điện càng tốt thì điện trở của nó càng nhỏ và ngược lại. Trong kĩ thuật, điện trở còn được gọi là linh kiện thụ động.
Điện trở của dây dẫn : Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây. được tính theo công thức sau :
R = ρ.L / S 
Trong đó :
- ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu.
- L là chiều dài dây dẫn.
- S là tiết diện dây dẫn.
- R là điện trở đơn vị là Ohm.
2. Điện trở trong thiết bị điện tử
a. Hình dáng và ký hiệu :
Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan trọng, chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau.
Hình dạng của điện trở trong thiết bị điện tử. 



Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý.
b. Đơn vị của điện trở
Đơn vị điện trở là Ω (Ohm) , KΩ , MΩ
1KΩ = 1000 Ω
1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω

c. Cách ghi trị số của điện trở
Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi giá trị bằng các vạch màu theo quy ước chung của thế giới.
Các điện trở có kích thước lơn hơn 2W trị số được ghi trực tiếp lên trên thân của điện trở ( điện trở sứ, điện trở công suất ).
điện trở sứ có kích thước lớn nên trị số được ghi trực tiếp lên thân.



3. Cách đọc trị số điện trở theo vạch màu
ý nghĩa các vạch màu trên thân điện trở.
Để cho dễ nhớ trị số của điện trở, các bạn có thể đọc theo 7 sắc cầu vồng : đen, nâu, đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím, xám, trắng. tương ứng với trị số từ 0 đến 9.
Đối với vạch màu sai số phổ biến là : vàng (hoàng kim), bạc là sai số của điện trở tương ứng với sai số 5% va 10%.



Có 2 loại điện trở đánh dấu bằng vạch màu :
- Điện trở 4 vạch màu
- Điện trở 5 vạch màu

Đối với điện trở 4 vạch màu:
Cách đọc trị số điện trở 4 vòng màu.

  • Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Đối với điện trở 5 vạch màu:
Cách đọc trị số điện trở 5 vòng màu.

  • Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
  • Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Ví dụ : Điện trở 4 vạch màu có giá trị màu lần lượt là: xanh lá cây, xanh da trời, vàng, nâu sẽ cho ta một giá trị tương ứng như bảng màu lần lượt là 5, 6, 4, 1%. Ghép các giá trị lần lượt ta có 56×10^4Ω=560kΩ và sai số điện trở là 1%.
Tương tự điện trở 5 vạch màu có các màu lần lượt là: Đỏ, cam, tím, đen, nâu sẽ tương ứng với các giá trị lần lượt là 2, 3, 7, 0, 1%. Như vậy giá trị điện trở chính là 237×10^0=237Ω, sai số 1%.
Lưu ý: Để tránh lẫn lộn trong khi đọc giá trị của các điện trở, đối với các điện trở có tổng số vòng màu từ 5 trở xuống thì có thể không bị nhầm lẫn vì vị trí bị trống không có vòng màu sẽ được đặt về phía tay phải trước khi đọc giá trị. Còn đối với các điện trở có độ chính xác cao và có thêm tham số thay đổi theo nhiệt độ thì vòng màu tham số nhiệt sẽ được nhìn thấy có chiều rộng lớn hơn và phải được xếp về bên tay phải trước khi đọc giá trị.
Các trị số điện trở thông dụng :


4. Cách đo trị số điện trở bằng VOM
Đo điện trở bằng đồng hồ VOM.
Để đo trị số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :

Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.

Bước 2 : Chuẩn bị đo .

Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo nhân với kết quả ở  thang đo
Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm

Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.  ( nên chỉnh về thang đo nhỏ hơn để đọc cho dễ và độ chính xác cao).

Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.
( ngược lại với bước 4, ta phải nâng thang đo lên cao hơn.)

Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.

chú ý : Với những điện trở bạn không đoán được trị số của điện trở hoặc thang đo, thì bạn nên để thang đo cao nhất rồi bắt đầu đo ( nhớ chập 2 que đưa kim về vị trí 0 ohm để đo kết quả chính xác nhé ). Nếu kim chỉ lên 1 ít => bạn hạ thang đo xuống cho dễ đọc, kết quả chính xác cao hơn.

Chúc các bạn thành công!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dòng điện, điện áp 1 chiều và các định luật cơ bản

Dòng điện 1 chiều (DC) là gì ?

Các cách mắc điện trở

Dòng điện xoay chiều

Biến áp, Triết áp, Phân loại điện trở