Hướng dẫn Cài đặt hệ điều hành, kết nối Raspberry Pi với Router Wifi không cần màn hình, bàn phím, ...

Xin mến chào bạn đã đến với Rất Đơn Giản!
Có thể đây là lần đầu bạn đặt chân đến đây hoặc cũng có thể bạn đã từng ghé qua nơi này  - blog của mình một vài lần trước đó. Nhưng hy vọng đây sẽ không phải là lần cuối cùng bạn đến đây. Đến rồi đi cứ vội vàng đi. Trao cho anh bao yêu thương rồi em lại bỏ đi,... Bla Bla xàm tí rồi vào vấn đề chính nào :D

Raspberry Pi là một board máy tính nhúng có kích thước nhỏ và ngày càng có cấu hình mạnh mẽ. Với cộng đồng hỗ trợ đông đảo và khả năng mà nó mang lại, Board máy tính này ngày càng được nhiều người sử dụng trong công việc và học tập. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng có thể sắm đầy đủ phụ tùng đi kèm để hợp nhất thành một siêu saya hoàn chỉnh được. Nên trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách kết nối, lập trình, thao tác trên Raspberry mà không cần dùng đến màn hình và bàn phím.

1. Chuẩn bị Board Raspberry Pi

Đầu tiên, để làm được điều này, chúng ta cần phải chuẩn bị một board Raspberry Pi (loại có wifi thì càng tốt nhé, nếu không có wifi thì dùng cổng LAN hoặc dùng USB wifi cũng được) - trong bài viết này mình sẽ dùng Raspberry Pi model 3 B+.
Board Raspberry Pi 3 B
Board Raspberry Pi 3

Raspberry 3 pinout

2. Cài hệ điều hành cho Rasberry Pi

2.1. Tải hệ điều hành cho Raspberry Pi

Tùy theo nhu cầu của các bạn, nếu bạn muốn dùng như một máy tính bình thường thì hãy truy cập vào đường dẫn https://www.raspberrypi.org/downloads/raspberry-pi-os/ và tải phiên bản có desktop hoặc nếu bạn không cần dùng màn hình thì hãy tải image lite cho nhẹ.

2.2. Tải các phần mềm cần thiết

Sau khi tải hệ điều hành (image) xong, tiếp theo bạn cần tải một số phần mềm khác:

  • sdcard formatter dùng để format thẻ nhớ.
  • Win32 Disk Imager dùng để giải nén image vào thẻ nhớ.
  • putty dùng để truy cập vào Raspberry Pi thông qua SSH hoặc cổng COM.
  • winscp dùng để quản lý file từ xa.

3. Cài hệ điều hành cho Raspberry Pi

3.1. Format thẻ nhớ

Thẻ nhớ dùng cho để chứa hệ điều hành của Raspberry Pi là loại SD Card. Nên để máy tính có thể nhận được thẻ này (đối với những dòng máy tính không có khe cắm sd card) thì chúng ta cần dùng một thiết bị đọc thẻ nhớ như hình dưới.

SD card reader

Sau khi máy tính đã nhận được thẻ nhớ, điều bạn cần làm là xóa mọi dữ liệu hiện tại trên nó bằng cách format với phần mềm SD Card Formatter vừa tải.

Format thẻ nhớ với phần mềm SD Card Formatter


3.2. Cài hệ điều hành

Để cài hệ điều hành vào trong thẻ nhớ. Bạn cần mở phần mềm Win32 Disk Imager, sau đó chọn image bạn đã tải về ở mục 2.1 và tiến hành bấm nút Write và đợi cho quá trình ghi vào thẻ nhớ này thành công.



4. Thiết lập kết nối wifi cho Raspberry

Sau khi cài hệ điều hành ở bước 3.2 xong. Từ laptop của bạn, hãy vào trong ổ đĩa thẻ nhớ và tiến hành tạo một file có tên wpa_supplicant.conf và nhập nội dung sau:

country=VN
ctrl_interface=DIR=/var/run/wpa_supplicant GROUP=netdev
update_config=1

network={
    ssid="NETWORK-NAME"
    psk="NETWORK-PASSWORD"
}

Với:
  • NETWORK-NAME là tên wifi bạn muốn kết nối.
  • NETWORK-PASSWORD là mật khẩu của wifi.
Tạo file wpa_supplicant.conf

Tiếp theo, bạn hãy gắn thẻ nhớ và cấp nguồn cho Raspberry Pi hoạt động. Để kiểm tra xem thử board máy tính nhúng của chúng ta đã kết nối vào router wifi thành công hay chưa. Bạn cần phải truy cập vào router (Laptop và Raspberry Pi cần phải kết nối chung một router, hoặc một mạng, ...)

Raspberry Pi đã kết nối thành công với Router

Như hình trên, Board Raspberry Pi của mình đã kết nối thành công với Router. Và router đã cấp cho nó một địa chỉ IP là 192.168.0.103 - với địa chỉ này, chúng ta có thể dùng để truy cập từ xa vào Raspbery Pi mà không cần dùng đến chuột hay bàn phím.

5. Truy cập vào Raspberry Pi từ xa thông qua SSH

Sau khi Board Raspberry Pi đã kết nối thành công với router và nhận được một địa chỉ IP. Để truy cập từ xa thông qua SSH, bạn cần mở phần mềm putty đã tải ở mục 2.2 và làm theo hình dưới đây.

Truy cập SSH với phần mềm putty

Khi phần mềm yêu cầu nhập thông tin tài khoản và mật khẩu. Bạn hãy nhập pi raspberry - đây là tài khoản mặc định sau khi cài hệ điều hành và bạn có thể đổi nó sau.


Truy cập vào Raspberry Pi thông qua SSH thành công

Qua bài viết này, mình đã hướng dẫn các bạn cách để cài hệ điều hành cho board Raspberry Pi và truy cập vào nó từ xa. Tuy nhiên, truy cập từ xa thông qua SSH bạn sẽ không thấy được giao diện màn hình (đối với image desktop). Để thấy được màn hình và thao tác giống như trên desktop của window/mac, bạn cần cài thêm phần mềm VNC. Ở bài viết sau, mình sẽ hướng dẫn các bạn làm điều này. Hãy đón xem nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dòng điện, điện áp 1 chiều và các định luật cơ bản

Dòng điện 1 chiều (DC) là gì ?

Các cách mắc điện trở

Dòng điện xoay chiều

Biến áp, Triết áp, Phân loại điện trở